Các cỗ máy tìm kiếm khác nhau thì có những thuật toán tìm kiếm khác nhau, tuy nhiên, chúng cũng có các yếu tố chung có tính quyết định trực tiếp đến việc xác định thứ hạng các website. Nếu bạn là một nhà thiết kế web thực sự quan tâm đến SEO và thực hiện SEO một cách nghiêm túc thì bạn sẽ có thể giúp cho trang web của mình trở nên hấp dẫn với cả người dùng lẫn các máy tìm kiếm. Dưới đây là danh sách các yếu tố quan trọng mà bạn cần lưu ý khi làm SEO. 1.Tốc độ tải web nhanhViệc này giúp cho các công cụ tìm kiếm có thể đánh chỉ số (indexed) các trang web của bạn nhanh hơn cũng như giúp cho các khách thăm sẽ ở lại trang web của bạn lâu hơn, thay vì chuyển sang một trang web khác2.Nội dung trang web rõ ràngTrình bày nội dung của trang web một cách rõ ràng (cả về nội dung, màu sắc, hình ảnh) có nghĩa là giúp cho người đọc có thể nhanh chóng nắm bắt được nội dung của trang web. Trang web phải có tiêu đề rõ ràng, ngắn gọn, phần nội dung nên được phân chia ra làm nhiều đoạn nhỏ (dùng các thẻ <p> hoặc <div>), điều này cũng sẽ giúp cho trang web của bạn “dễ hiểu” hơn đối với các máy tìm kiếm.3.Sử dụng thẻ ALT cho các hình ảnhPhần lớn các máy tìm kiếm hiện nay chưa thể phân tích được các hình ảnh trên website, do vậy, bạn nên sử dụng thẻ ALT cho các hình ảnh để giúp máy tìm kiếm hiểu được nội dung của các hình ảnh này. Ngoài ra, khi đường dẫn đến bức ảnh có vẫn đề. Thì nội dung trong ALT sẽ được hiển thị ra thay cho bức ảnh, giúp cho người xem có thể hình dung được nội dung của bức ảnh.4.Chỉnh sửa trang báo lỗi 404 – không tìm thấy trang webKhi người dùng gõ sai địa chỉ trang web của bạn, trình duyệt sẽ tự động đưa đến một trang báo lỗi 404: Not found error pages.Ví dụ: địa chỉ đúng là http://giaiphaplienket.com/dich-vu thì người dùng lại gõ là http://giaiphaplienket.com/dichvu Do vậy, để giữ chân khách thăm site, bạn nên chỉnh sửa lại trang web 404 này với một lời nhắn thân thiện và một liên kết để quay lai trang web đúng của bạn. Ví dụ:Rất tiếc, nhưng nội dung bạn yêu cầu không thể được tìm thấyXin bạn hãy quay lại trang chủ!Với một thông báo khá thân thiện như vậy, bạn sẽ có nhiều khả năng giữ chân được khách thăm quay lại site của bạn hơn là một thông báo lỗi ngầm định của trình duyệt. 5.Đặt các liên kết hợp líCác liên kết và các menu trong trang web của bạn phải rõ ràng, dễ hiểu, giúp người dùng có thể xác định được nội dung một cách dễ dàng. Điều này cũng giúp cho các công cụ tìm kiếm có thể tìm ra các từ khóa, nội dung của website dễ dàng hơn đồng thời sẽ giúp cho việc quảng bá web có hiệu quả cao hơn.6.Đưa nội dung quan trọng lên phía trênViệc đưa nội dung quan trọng lên trên giúp người đọc có thể nắm bắt ngay được nội dung của trang web mà không cần di chuyển thanh slide của trình duyệt xuống. Việc này cũng có tác dụng đối với máy tìm kiếm, bởi việc đánh chỉ mục cho trang web được thực hiện từ trên xuống, do vậy, các nội dung quan trọng của bạn sẽ được cập nhật nhanh hơn tới người dùng.7. Tiêu đề trang web phải xác định được nội dung trang webTiêu đề trang web là phần nội dung được hiển thị trên các tab của trình duyệt, và trong các kết quả tìm kiếm… nên việc đạt tiêu đề cho trang web phải được suy nghĩ cẩn thận nhằm cung cấp được các thông tin rõ ràng cho cả người dùng lẫn máy tìm kiếm.8. Đường dẫn(URL) ngắn gọn, xúc tích và dễ nhớViệc tạo các liên kết thân thiện này được gọi là - search engine friendly(SEF)URL chưa có SEF: http://giaiphaplienket.com/index.php?option=com_content&view=article&id=88 URL có SEF: http://giaiphaplienket.com/tu-van/88-cac-yeu-to-anh-huong-den-seo Như vậy, rõ ràng bạn sẽ thích URL thứ 2 hơn phải không? Điều này không chỉ định hướng cho người dùng biết nội dung của website mà những URL có kèm các từ khóa như trên cũng là một lợi thế cho site của bạn, giúp việc cải thiện thứ hạng của site diễn ra nhanh chóng hơn. Những yếu tố ở trên có ảnh hưởng rất lớn tới thứ hạng website của bạn trên các site tìm kiếm. Bạn cần sử dụng kết hợp các yếu tố này để có được kết quả tốt nhất. (theo vietseo) |
Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012
Các yếu tố ảnh hưởng đến SEO
Sử dụng domain keywords | Chiến Lược SEO khôn ngoan
Chào các bạn,
Không biết tự bao giờ, từ khi internet xuất hiện cho đến nay, con người đã có thói quen sử dụng domain có ý nghĩa liên quan đến nội dung của Website. Đây không chỉ là một thói quen mà nó còn có cơ sở khi các công cụ tìm kiếm sẽ hỗ trợ việc tìm kiếm từ khóa tốt hơn nếu bạn dùng domain dạng Keywords.
Đối với công cụ tìm kiếm Google, ông trùm về tìm kiếm hiện nay thì đây là tiêu chuẩn mà hệ thống thuật toán tìm kiếm sử dụng. Matt Cutts, người phụ trách kỹ thuật của Google liên tục khẳng định điều này với giới SEO.
Trong phạm vi bài viết này tôi xin phân tích cách sử dụng domain Keywords làm sao có hiệu quả?
1. Sử dụng domain Full- Keywords
Đây là dạng dùng hiệu quả để SEO nhất. Nếu xét về khía cạnh SEO thì hoàn hảo, nhưng có thể sẽ phát sinh một ít phiền toái vì Keywords khó có thể phát triển thành thương hiệu. Để giải quyết vấn đề này, các marketer hay tiếp thị "cả mẹ luôn con" tức là tiếp thị cả domain và đuôi của nó như là 1 thương hiệu. Ví dụ, các thương hiệu số sẽ được truyền thông là "quantri.vn (Quản trị chấm vi-en :)" thay vì chỉ tiếp thị là' trang web Quản trị".
2. Sử dụng tên thương hiệu + từ khóa
Đây là cách dùng khá hay và sáng tạo. Nếu bạn tên A và bạn làm dịch vụ X thì domain của bạn sẽ có dạng AX hoặc XA. Đối với dạng domain này, bạn vừa có lợi thế với các thuật toán tìm kiếm vừa vẫn giữ được thương hiệu của mình. Tôi cho rằng đây là cách dùng khôn ngoan.
3. Sử dụng tên thương hiệu độc lập và từ khóa độc lập
Đây là cách dùng tối ưu nhất hiện nay. Bạn sẽ vẫn dùng thương hiệu độc lập của bạn bằng 1 domain. Sau đó bạn sẽ trỏ domain từ khóa vào trang web có tên thương hiệu của bạn. Lưu ý nên dùng redirect 301 để tránh trùng lắp nội dung. Ví dụ: Bạn có thương hiệu ABC.vn và ABC là bán bánh, bạn cũng sở hữu domain banh.vn, bạn xây dựng trang web trên ABC.vn, sau đó trỏ domain banh.vn vào. Thế là xong.
Với 3 cách sử dụng domain từ khóa trên, bạn có thể tạo cho mình các domain rất tốt để sử dụng. Dù bạn sử dụng cách nào, thì cũng chứng tỏ 1 điều domain từ khóa (keywords) luôn là dạng domain đáng dùng và đáng đầu tư nhất hiện nay.
Dũng Nguyễn - Domain.name.vn
Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012
Tăng nhanh thứ hạng trong Alexa
Alexa.com
là chi nhánh của Amazon.com và là website cung cấp thông tin về lượng traffic
cho các website khác. Thứ hạng Alexa được đo bằng tổng số lượt truy cập vào một
website được cài Alexa Toolbar
Bài viết nầy cho biết tầm quan trọng của Thứ hạng
Alexa khi nó thực hiện chức năng kiếm tiền. Bên cạnh đó, tôi sẽ tóm tắt ngắn gọn
điểm bất lợi khi dùng Thứ hạng Alexa như một thước đo traffic đáng tin cậy cho
bất cứ website nào. Cuối cùng, tôi sẽ liệt kê ra danh sách 20 phương pháp và
chiến lược cho bạn dùng để tăng Thứ hạng Alexa nhanh chóng cho website của bạn.
Alexa Rank đơn giản là một hệ thống xếp hạng dựa trên lượng
traffic mà mỗi website - được cài đặt Alexa Toolbar - nhận được từ tổng số
người dùng “viếng thăm” website đó. 3 tháng 1 lần, Alexa tiến hành tổng kết số
liệu và xếp hạng các website. Alexa Toolbar là một tiện ích giúp người dùng lướt
web, hiện có khoảng hơn 10 triệu người dùng Internet trên thế giới sử dụng công
cụ này. Chỉ số thứ hạng của mỗi website được Alexa kết hợp đánh giá từ 2 yếu tố
là số trang web người dùng xem (Page Views) và số người truy cập website
(Reach).
Các Webmaster hay các nhà quảng cáo sẽ nhìn vào thứ hạng
Alexa của bạn như một thước đo để quyết định có nên đặt liên kết đến trang Web
của bạn hay không. Chỉ số thứ hạng Alexa của một website cao được hiểu là
website đó có đông người truy cập, phần nào đem lại cho website ấn tượng sống động
và uy tín. Trong thị trường quảng cáo trực tuyến, Alexa Rank có thể được sử dụng
để đánh giá giá trị quảng cáo. Chỉ số Alexa Rank là thước đo ghi nhận thành quả
lao động của các webmaster với cộng đồng và là một công cụ rất hữu ích giúp các
webmaster quản trị website hiệu quả. Thực ra, hiện nay cũng có khá nhiều
người hoài nghi về độ chính xác của Alexa. Tuy nhiên, trong một thế giới không
hoàn hảo thì thứ hạng Alexa vẫn thường được sử dụng bởi các webmaster và các
nhà quảng cáo để quyết định có nên sử dụng trang Web của bạn cho những quảng
cáo của họ hay không. Có hai cách dễ dàng để bắt đầu sử dụng Alexa. Nếu bạn
dùng trình duyệt Internet Explorer, hãy vào trang sau để tải và cài đặt Alexa
Toolbar. Nếu bạn đang sử dụng FireFox, tải SearchStatus extension về - chứa cả
Alexa Rank, Google PageRank cũng như các đặc tính hữu ích khác. Bạn nên dùng
Firefox và SearchStatus thay vì Alexa toolbar.
Và đây là 20
phương pháp tăng thứ hạng Alexa:
1. Cài đặt
Alexa toolbar hay SearchStatus extension: cho trình duyệt và thiết kế website của
bạn làm trang chủ. Đây là bước cơ bản nhất.
2. Đặt một
Alexa rank widget lên trang Web: mỗi click được tính như một lần visit thậm chí toolbar
này không được sử dụng bởi những người truy cập đó.
3. Khuyến khích người khác sử dụng Alexa
toolbar: Những người này bao gồm bạn bè,
webmaster đồng nghiệp cũng như các visitors của bạn. Bạn đưa link cho những người
này và cố gắng hướng dẫn cách cài đặt cũng như lợi ích của nó.
4. Sử dụng
Alexa Toolbar ở các văn phòng: Cài Alexa Toolbar hay SearchStatus Firefox extension
và thiết lập website của bạn làm trang chủ đối với tất cả các trình duyệt lên mỗi
máy tính trong văn phòng. Điều này sẽ thực sự hữu ích khi công ty của bạn sử dụng
địa chỉ IP động
5. Gửi
website tới bạn bè của bạn: Phương pháp này không chắc là sẽ ảnh
hưởng nhiều đến thứ hạng Alexa, tuy nhiên nó cũng có ích trong một vài trường hợp.
6. Viết bài
về Alexa: Webmaster và các blogger rất thích
thú khi đọc được những tiêu đề liên quan đến cách để tăng thứ hạng Alexa. Họ sẽ
liên kết đến bạn và gửi cho bạn những traffic mục tiêu (ví dụ: những nguời truy
cập có cài đặt Alexa Toolbar). Điều này sẽ dần dần ảnh hưởng đến thứ hạng Alexa
của bạn.
7. Quảng
cáo Website của bạn lên các diễn đàn webmaster: Các webmaster luôn có Alexa Toolbar được cài đặt. Bạn
sẽ thu hút được các webmaster “viếng thăm” và nhận được những phản hồi hữu ích.
Bạn cũng nên gửi phản hồi lại vào cộng đồng nếu bạn có những tiêu đề hay để
chia sẻ với người khác.
8. Viết nội
dung liên quan đến các webmaster: Hãy đặt nội dung này vào những danh mục về tên miền và
SEO, vì đây là 2 lĩnh vực mà hầu hết các webmaster cài đặt Alexa Toolbar quan
tâm. Điều quan trọng là bạn phải “đẩy” những nội dung này lên các website mạng
xã hội và các diễn đàn Webmaster.
9. Sử dụng
Alexa redirects đến đường dẫn website của bạn: Hãy thử đường dẫn sau:
www.redirect.alexa.com/redirect?www.ticsoft.com .Thay ticsoft.com bằng đường dẫn
của Website bạn. Hãy đặt đường dẫn được redirect này lên các blog comment hay
chữ ký trong diễn đàn. Đường dẫn này sẽ được tính cho mỗi IP một lần 1 ngày, vì
vậy click nhiều lần lên nó cũng không giúp được gì. Tất nhiên, không có một chứng
cớ nào giải thích cho việc những redirect này có thực sự đem lại lợi ích cho
Website của bạn hay không, nên hãy sử dụng nó thận trọng.
10. Post lên
các diễn đàn hay website mạng xã hội Châu Á: Một số webmaster cho rằng những người sử dụng Web châu
Á, đặc biệt là Đông Á, rất thích sử dụng Alexa Toolbar. Điều này chứng minh bởi
sự hiện diện của khá nhiều website Châu Á trong Top 500 Alexa. Các webmaster
khuyên rằng, bạn nên cố gắng sử dụng cách này chỉ khi bạn có thời gian và khả
năng để làm.
11. Tạo một
sectionn “Những công cụ dành cho Webmasters” trên Website của bạn:Create a webmaster tools section o¬n
your website. Đây thường là phần thu hút được sự quan tâm của các webmaster nhiều
nhất. Trang Web của Amazon Wall về SEO tool là một ví dụ rất tốt để bạn tham khảo.
12. Get Dugg
hay Stumbled: Sử dụng phương pháp này sẽ mạng lại
cho bạn một lượng lớn khách truy cập và số khách này sẽ ảnh hưởng tích cực tới
thứ hạng Alexa của bạn.]
13. Sử dụng
chiến dịch PPC-PayperClick: Quảng cáo trên các công cụ tìm kiếm
như Google hay Exact Seek cũng là cách giúp bạn có được một lượng lớn traffic.
Sẽ càng hữu ích hơn nếu quảng cáo của bạn liên quan mật thiết đến các
webmaster.
14. Tạo một
Danh mục Alexa trên blog hay website của bạn: Danh mục này nên chứa các tiêu đề hay tin tức về
Alexa. Đây không chỉ là một nguồn thông tin bổ ích cho các webmaster hay những
người tình cờ truy cập vào mà còn giúp bạn nâng cao thứ hạng trên các công cụ
tìm kiếm.
15. Tối ưu
hoá những bài viết phổ biến của bạn: Bạn đặt các widget hay biểu đồ (graph) dưới các bài viết,
liên kết tới các bài viết về Alexa của bạn hay sử dụng Alexa redirection trên
các đường dẫn trong của bạn. Đây là cách để bạn nhận được nhiều traffic hơn từ
các công cụ tìm kiếm.
16. Đặt
banner và liên kết tại các website hay diễn đàn webmaster để thu hút traffic:Quảng cáo càng nổi bật càng thu hút
được nhiều traffic từ các webmaster tới website của bạn, qua đó giúp tăng đáng
kể thứ hạng của bạn.
17. Thuê các
forum posters để “phát tán” website của bạn: Những poster này có trách nhiệm post các bài viết chi
tiết hay tài nguyên của bạn lên những diễn đàn có tiếng, đặt chữ ký liên kết tới
website của bạn. Bạn có thể tìm các poster này một cách dễ dàng tại diễn đàn
Digital Point và các diễn đàn Webmaster khác.
18. Trả tiền
cho các user trên mạng để cài đặt Alexa Toolbar và đặt trang của bạn làm trang
chủ trên máy tính của họ: Tuy nhiên, làm được điều này cũng
không dễ nhất là khi bạn thuê các cá nhân. Bạn nên thuê các tổ chức như các trường
học, cơ quan văn phòng.
19. Sử dụng
MySpace: Đây là một thủ thuật hơi “mờ ám”, nên
nếu bạn chấp nhận rủi ro thì mới làm. Sử dụng các banner và hình ảnh hấp dẫn và
liên kết chúng tới đường dẫn Alexa đã được redirect. Đây có thể sẽ là phương
pháp cực kỳ hiểu quả nếu nội dung của bạn thực sự liên quan đến cộng đồng
MySpace.
20. Hãy thử
dùng Alexa auto-surfs: Phương pháp này phù hợp với những
website mới có thứ hạng Alexa cao. Chú ý rằng, sẽ không tốt lắm nếu bạn thử
dùng auto surts dọc theo những quảng cáo nội dung như Adsense. Đây không phải
là giải pháp lâu dài để tăng Alexa Rank cho website của bạn, vì vậy bạn nên
dùng nó thận trọng
Để thực hiện chiến lược tăng Alexa lâu dài, bạn cần tập trung
vào phát triển nội dung nhằm thu hút lượng truy cấp thay vì cứ sử dụng một số
thủ thuật nào. Những website có nội dung tốt sẽ thu hút được nhiều traffic tự
nhiên. Điều quan trọng rút ra từ tiêu đề này là ngoài việc sở hữu nội dung thật
tốt, bạn cũng nên áp dụng các phương pháp trên để có được thứ hạng cao một cách
nhanh chóng và hiểu quả nhất.
Đừng để mất tiền oan vì mạng xã hội
Cách đây 1 vài năm, khái niệm làm marketing trên mạng xã hội (social media marketing) của 1 số doanh nghiệp còn rất hạn chế. Thậm chí nhiều doanh nghiệp còn bỏ luôn mạng xã hội - một kênh marketing cực tốt.
Thời gian gần đây, khi các mạng xã hội như Facebook, Google+ đã
phát triển mạnh, cộng thêm việc báo chí và truyền thông tung hô sức mạnh của
mạng xã hội Nhiều doanh nghiệp mới giật mình tập trung công sức và tiền của để
tận dụng sức mạnh marketing của mạng xã hội.
Ở nước ngoài, rất nhiều doanh nghiệp đã thành công với việc
marketing trên mạng xã hội, và trở thành các case study cho các nhà marketing
của Việt Nam. Ở nước ngoài là vậy nhưng thực tế ở Việt Nam thì sao
Sai
lầm từ những bước đầu
Theo thống kê gần đây của Google Adplanner thì hiện tại ở Việt
Nam, Zing Me đang có 7,4 triệu người dùng, thứ 2 là Facebook với 4,2 triệu
người dùng, và sau đó là yume với 2,4 triệu người dùng. Với con số lớn như vậy,
social media đúng là 1 kênh marketing mạnh cho các doanh nghiệp.
Nhưng rất nhiều doanh nghiệp lại phạm phải 1 sai lầm khá lớn, đó
là không xác định được nhóm đối tượng sử dụng mạng xã hội. Họ chỉ chú tâm đến
các con số về người dùng, dẫn đến việc họ marketing lệch khỏi nhóm khách hàng
mục tiêu mà họ hướng tới. Từ khâu đánh giá và chuẩn bị marketing đã mắc những
sai lầm cơ bản, dẫn đến việc làm cả chiến dịch marketing trên social media trở
nên vô nghĩa.
Liệu 1 công ty điện máy có thể
marketing tốt trên facebook?
Nhiều doanh nghiệp có nhóm khách hàng mục tiêu không phù hợp với
mạng xã hội lại đem mạng xã hội là 1 trong những kênh marketing mũi nhọn.
Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc thiếu hiểu biết và thiếu kiến thức
marketing online.
Lúc các doanh nghiệp này thực hiện việc marketing, đổ tiền và sức
lực vào với một sự kỳ vọng lớn. Nhưng tới lúc kết thúc, kết quả gần như bằng
không khiến họ vội vàng đánh giá: mạng xã hội là một kênh marketing vô bổ và
tốn tiền.
Việc ngộ nhận social media là 1 kênh marketing không thể thiếu cho
doanh nghiệp không chỉ diễn ra ở 1 số nhóm doanh nghiệp nhỏ, mà thực tế nó đang
là được nhiều công ty lớn thực hiện và áp dụng.
Chỉ cần search cụm từ "công ty" trên Facebook ta sẽ thấy
vô số kết quả, mà chỉ cần nghe cái tên ta đã thấy hình thức kinh doanh của nó
không phù hợp với mạng xã hội.
(Ảnh minh họa)
Sai lầm khi triển khai
Một số doanh nghiệp khi đã có hình thức kinh doanh phù hợp với
việc social media marketing, thì họ lại vấp phải những sai lầm khác trong vấn
đề triển khai.
Sai
lầm do lười tìm hiểu
Tình trạng chung của một số doanh nghiệp khi triển khai marketing
hiện này, là sự lười suy nghĩ về làm nội dung, lười sáng tạo, lười tìm hiểu.
Tất cả những cái lười đó cộng lại khiến họ marketing theo hình thức mà ta tạm
gọi là "spam".
Các cách thức "spam" thì muôn hình, muôn vẻ đa dạng và phong phú, lúc thì spam bằng comment, lúc thì spam bằng các wall post, lúc thì spam bằng tag v.v.. Tựu chung lại thì tất cả chúng đều gây khó chịu cho người dùng mạng xã hội. Nhiều người dùng còn coi hình thức này là 1 "tệ nạn".
Có vẻ một số doanh nghiệp chỉ nhận thức ở mức làm sao cho nhiều người biết đến sản phẩm của mình mà không nhìn ra hậu quả lâu dài của việc spam trong lâu dài. Ấy là tạo cho người dùng ác cảm về doanh nghiệp mình.
Giá trị thương hiệu của các doanh nghiệp này cũng bị giảm sút nghiêm trọng, và dần trở nên "rẻ tiền". Việc spam này tạo cho người dùng cảm giác như việc sơn chữ "khoan cắt bê tông" bừa bãi trên nhiều tuyến phố. Bạn có sẵn sàng mua hàng của một công ty, khi mà fanpage của công ty ấy chuyên môn tag bạn một cách rất spam trên Facebook?
Ghé qua phần photo của 1 người dùng facebook ta dễ thấy ngập tràn ảnh quảng cáo.
Sai lầm do làm nội dung kém
Một số doanh nghiệp khác có tìm hiểu sơ qua về việc làm social media marketing, họ chú trọng hơn về làm nội dung hoặc tổ chức event hoặc contest (cuộc thi) trên các mạng xã hội.
Nhưng thực tế họ làm quá sơ sài hoặc không hiểu làm content thế nào cho phù hợp. Dẫn đến tình trạng họ tạo ra được cộng đồng nhưng không thể hướng cộng đồng chú ý vào sản phẩm của mình được. Việc làm nội dung cho các chiến dịch social media marketing đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế của người quản lý.
Thường một nơi mang tính chia sẻ thông tin, giải trí như mạng xã hội thì việc 1 doanh nghiệp bắc loa nói oang oang về sản phẩm của mình sẽ được sự chú ý rất ít. Còn ngược lại nếu bạn tập trung vào các nội dung mang tính thu hút cộng đồng mà quên giới thiệu về sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp mình thì sẽ tạo nên một cộng đồng mang tính giải trí hơn là làm marketing cho doanh nghiệp.
Nên không ít trường hợp xảy ra là doanh nghiệp làm content thu được rất ít traffic hoặc hiệu quả marketing cho mình hoặc bị cộng đồng đánh giá là doanh nghiệp làm social media “nhảm”.
Tương tự như vậy, việc làm các cuộc thi trên mạng xã hội có thực sự hiệu quả như mong đợi? Sau thành công của một số doanh nghiệp nước ngoài về việc làm viral marketing qua các cuộc thi, các doanh nghiệp Việt Nam cũng áp dụng ngay cho chính các chiến dịch marketing của mình.
Tuy nhiên họ lại thiếu tính chuyên nghiệp trong khâu tổ chức nên dẫn đến việc cuộc thi ít người tham gia so với công sức và tiền bạc bỏ ra, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn khiến cho cả cộng đồng phản đối tẩy chay dữ dội.
Nếu ở thế giới vụ việc cộng đồng 9gag và Nestcafe là điển hình ví dụ. Thì ở Việt Nam đã từng xảy ra câu chuyện diễn đàn V. đòi lại công bằng cho 1 thành viên của mình bị đối xử không công bằng trong cuộc thi của công ty D. Sự căng thẳng có thể bị đẩy đi xa hơn nếu doanh nghiệp D không kịp thời thông báo và xin lỗi thí sinh dự thi.
Mới gần đây, một cuộc thi trên facebook để quảng bá hình ảnh sản phẩm laptop mới của một thương hiệu lớn đã để xảy ra chuyện lùm xùm khi thay đổi thể lệ cuộc thi. Rất may, công ty và bên đối tác đã nhanh chóng điều chỉnh lại quy định của cuộc thi, theo hướng có lợi cho các thí sinh. Khiến sự phản đối thương hiệu này đã trở nên dịu hẳn.
Doanh nghiệp thuê các đơn vị trung gian thiếu chuyên nghiệp
Nhiều doanh nghiệp vốn biết tự lượng sức mình không đủ khả năng hoặc thiếu hiểu biết để làm marketing trên mạng xã hội, nên họ đã tìm đến 1 đơn vị bên ngoài để làm trọn gói các dịch vụ này. Nhưng họ lại tìm đến các đơn vị thiếu chuyên nghiệp dẫn tới kết quả là tiền mất tật mang.
Anh D, giám đốc 1 doanh nghiệp làm về cáp điện kể: đầu tháng 11 năm 2011, sau khi được đọc 1 số bài báo nước ngoài về thành công của các doanh nghiệp nước ngoài khi làm social media marketing. Do thiếu kiến thức về mảng online, anh quyết tịnh tìm đến 1 đơn vị trung gian để nhờ họ tư vấn và thi công. Khi chào hàng, đơn vị này chỉ toàn khoe về số lượng người dùng Facebook và Twitter trên một vài tờ giấy màu và chèo kéo anh D ký hợp đồng 1 cách tích cực.
Doanh nghiệp rất dễ bị "thuyết" bởi các con số
Sau 1 hồi đắn đo suy nghĩ, anh D quyết định đóng cho đơn vị này gần 25 triệu, bằng một nửa giá trị hợp đồng. Sau đó đơn vị này cam kết đảm bảo 1 vài con số mà theo họ nói là sẽ xứng đáng với số tiền bỏ ra, cụ thể như trang sẽ có 50.000 fan. Sau hơn 5 tháng trời, lúc được bàn giao lại fanpage với số fan cam kết, anh D nhận ra các fanpage này ko được ai chú ý, tức kết quả marketing cũng gần như bằng không.
Có lẽ anh D không phải là trường hợp mất tiền oan cá biệt cho những đơn vị thế này.
Ngoài việc các đơn vị này tìm cách moi tiền mà không quan tâm đến hiệu quả và lợi ích của khách hàng, thì họ còn dùng những mánh lưới và thủ thuật để hoàn thành các chỉ số. Nếu các mánh và thủ thuật này bị người dùng phanh phui thì hậu quả đem lại cho các doanh nghiệp là khá lớn.
Kết luận:
Social media hiện tại đang là một trong những kênh marketing rất hiệu quả và tốt cho doanh nghiệp. Nếu các doanh nghiệp biết cách tổ chức và sắp xếp thì chi phí cho nó sẽ vô cùng nhỏ, và là một kênh marketing lâu dài.
Tuy nhiên, nếu vội vàng quyết định mà không nghiên cứu và cân nhắc kỹ càng thì doanh nghiệp sẽ mất nhiều công sức và tiền bạc, nhưng hiệu quả đem lại thì không hề cao chút nào.
Nếu muốn làm social media marketing nhưng không đủ tự tin, thì các doanh nghiệp nên tìm đến các đơn vị có uy tín để thực hiện. Ở Việt Nam hiện nay đã có một số công ty làm truyền thông xã hội rất nổi tiếng và thành công.
Nguồn: GenK/MaskOnline
Ba cách để nâng cao thứ hạng xếp loại tìm kiếm
Google tiếp
tục cá nhân hóa các kết quả tìm kiếm, vì thế các dữ liệu bạn nhìn thấy trong
các báo cáo xếp hạng có thể không giống như những gì bạn nghĩ.
Google tiếp
tục cá nhân hóa các kết quả tìm kiếm, vì thế các dữ liệu bạn nhìn thấy trong
các báo cáo xếp hạng có thể không giống như những gì bạn nghĩ. Bản báo cáo chỉ
có thể chỉ ra cho bạn thấy thứ hạng xếp hoại sẽ như thế nào nếu ẩn chức năng
tìm kiếm cá nhân trên Google search. Còn hầu hết các khách hàng của bạn thấy rằng
việc xếp hạng được quy định theo hành vị của họ, nghĩa là một trang web xếp hạng
3, hoặc 25… phụ thuộc vào hoạt động của một người dung cụ thể.
Nên làm thế
nào để nâng cao và giữ vững xếp hạng của bạn? Bà Lorianna Sprague đề xuất một
chiến lược bao gồm:
Tham gia mạng xã hội: "Nếu các đối thủ cạnh tranh của bạn thâm nhập vào thị trường của họ thông qua các chiến dịch trên mạng xã hội, mà bạn khôngtham gia, bạn sẽ bỏ lỡ các yếu tố giúp tăng xếp hạng trang web của bạn trong các công cụ tìm kiếm”.
Tham gia mạng xã hội: "Nếu các đối thủ cạnh tranh của bạn thâm nhập vào thị trường của họ thông qua các chiến dịch trên mạng xã hội, mà bạn khôngtham gia, bạn sẽ bỏ lỡ các yếu tố giúp tăng xếp hạng trang web của bạn trong các công cụ tìm kiếm”.
Nội dung tiếp thị: Càng tạo ra nhiều thông tin chia sẻ,
bạn sẽ càng được chia sẻ nhiều hơn, và các công cụ tìm kiếm sẽ càng ưu tiên bạn
hơn. Nhưng tất cả những những chia sẻ này không diễn ra đơn lẻ được, bản phải
có một chiến lược vững chắc cho những nội dung thường xuyên của mình.
Quảng cáo: “Nếu người dung truy cập trang của bạn
thông qua một quảng cáo và kênh trung gian, bạn đang chứng minh với Google rằng
bạn đang tích cực cải thiện và quan tâm đến trải nghiệm của người dùng, điều
này sẽ ảnh hưởng đến thuật toán xếp hạng của Google.
Tóm lại: Báo cáo xếp hạng của Google không tự
nhiên cải thiện được. Đừng bỏ bê những chiến lược giúp nâng cao và giữ vững vị
trí của bạn trong thế giới dành cho cá nhân.
Nguồn:
MarketingProf
Thuật toán mới của Google hại doanh nghiệp SEO
Mới đây,
Google tuyên bố đã áp dụng thuật toán mới cho cỗ máy tìm kiếm của mình để danh
sách kết quả "công bằng" hơn, với những website có nội dung "gốc,"
chất lượng sẽ được xếp lên trên, đồng thời trang web nào chất lượng "thấp,"
có nội dung sao chép thì sẽ bị thẳng tay "giáng" xuống dưới.
Chính điều
này đã khiến cho nhiều doanh nghiệp hoạt động SEO (áp dụng mẹo để
nâng cao thứ hạng trong bảng tìm kiếm Google) bị khốn đốn, và công ty Mahalo là
một trong những đối tượng đầu tiên phải gánh chịu hậu quả không nhỏ đó.
Đi kèm với
thông báo "buồn" này là quyết định cắt giảm 10% nhân sự của Mahalo, đồng
thời họ cũng tạm dừng việc tạo các nội dung tự do khác vốn để phục vụ cho công
việc SEO của mình.
Lúc đầu,
Mahalo được tạo ra như một cỗ máy tìm kiếm để cạnh tranh trực tiếp với Google.
Sau đó, hãng này chuyển hướng hoạt động sang việc "tối ưu hóa các công cụ
tìm kiếm" (SEO), với những dự án bị coi là "spam" như việc tạo
ra hàng trăm trang có chủ đề tương tự nhau, nhằm "nâng điểm" cho các
từ khóa hay các khách hàng.
Song hoạt động
này đã "hết thời" khi Google tuyên bố áp dụng những thay đổi mới cho
thuật toán tìm kiếm của họ.
Vấn đề đang
tranh cãi hiện nay là làm sao để các nhà làm website có thể phân biệt được đánh
giá của Google, thế nào là nội dung "chất lượng thấp," và thế nào là
những nội dung tốt mà vẫn đáp ứng được yêu cầu "thu hút" cỗ máy tìm
kiếm hướng vào trang của mình.
Theo
Vietnam+
GOOGLE cập nhật thuật toán tìm kiếm Panda
2 chuyên gia Amit Singhai và Matt Cutt của
Google bày tỏ quan điểm về bản cập nhật thuật toán mới của Google. Nhận xét của
2 chuyên gia này sẽ tiết lộ nguyên nhân do đâu mà Google cập nhật phiên bản mới
với tên “Panda”
Vì sao Google phải nâng
cấp thuật toán?
Sau
phiên bản cải tiến thuật toán Caffein năm
2009,
Google đã nhận được rất nhiều nội dung khác biệt. Các nội dung spam “sáo rỗng”
dễ dàng xuất hiện trong kết quả cùa Google trước khi biến mất. Thật không may,
một loạt những nội dung có chất lượng thấp đã xuất hiện trong kết quả.
Dẫn
lời Matt Cutts, “[ rất nhiều nội dung mới sáo rỗng như
nhau] Đâu mới là giới hạn tôi có thể làm để tối thiểu các nội dung spam?” Google không muốn
thấy các kết quả được cóp nhặt như vậy trên SERP.
Làm cách nào để Google
nhận diện các site có chất lượng nội dung kém?
Amit Singhal cho biết Google vẫn
chưa thể giải quyết triệt để vấn đề này. Google đã đưa ra một loạt câu hỏi để
đánh giá chất lượng một site.
“Bạn có thấy an tâm khi giao thẻ tín dụng của mình cho một
website? Bạn có yên tâm cho trẻ uống loại thuốc được quảng cáo trên site? Bạn
có bao giờ băn khoăn độ tin cậy của site? Liệu có ổn không nếu mức độ tin tưởng
này lại của một tạp chí? Trang web này có quá nhiều quảng cáo không?”
Dựa
trên những câu hỏi trên và nhiều câu khác nữa, Google đã đưa ra khái niệm về chất
lượng nội dung thấp. Sau đó, họ lại thử đặt định nghĩa này vào một thuật toán.
“ Cuối cùng, chúng tôi cũng có thể công bố được sự phân loại,
okay, IRS hoặc Wikipedia hay Thời báo New York nằm ở bên này, còn các site kém
chất lượng nằm bên kia."
Trong một siêu không gian có vô số điểm, một số điểm màu đỏ, một
số khác lại màu xanh và cũng có những điểm cả xanh, cả đỏ. Công việc của bạn là
phải tìm ra một mặt phẳng giúp nhận dạng phần lớn những thứ ở phía này có màu đỏ,
và hầu hết những thứ ở phía kia của mặt phẳng có màu không giống sắc đỏ. “
Việc nâng cấp này ảnh
hưởng nhiều tới những trang web nào?
Content
farm là những website bị ảnh hưởng nhất trong lần cập nhật này. Chuyên gia
Matt Cutts của Google nêu tên website Suite101.com. Xếp hạng của website này đã
tụt dốc thê thảm và traffic từ keywords giảm tới 94%.
Bộ máy phân loại mà chúng tôi tạo ra trong thời gian này hoạt động
rất tốt trong việc sàng lọc các site kém chất lượng. Bộ máy cũng cẩn trọng hơn
với các site có chất lượng hỗn tạp bởi lẽ cẩn thận là điều rất quan trọng.
Khi sử dụng google, điều mọi người mong đợi là sự đánh giá nội
dung công bằng, và tất cả điều đó được thể hiện thông qua thuật toán
Một
số người cho rằng google thay đổi thuật tóan là để kiếm nhiều lợi nhuận hơn nhờ
các quảng cáo Google Adwords. Nhưng theo Amit Singhal, tiền bạc chẳng ảnh hưởng
gì tới quyết định của họ .
Google
vẫn tiếp tục loại bỏ các web spam khỏi SERP. Nếu bạn không muốn gặp rủi ro khi
kinh doanh trực tuyến, thì hãy áp dụng các
phương pháp SEO an toàn để sử dụng với Google.
(Sưu tầm)
Tối ưu hóa website - tên file ảnh, alt và title cho hình ảnh
Nhiều
Webmaster không nhận thấy sự khác nhau giữa thẻ alt và title. Bài viết giới thiệu sự
khác nhau cơ bản giữa thẻ alt image và title image và cách sử dụng
chúng.
Alt - (Alternative
information) – thông
tin thay thế cho người dùng không hiển thị được hoặc chọn ẩn hình ảnh trong
trình duyệt hoặc đơn giản là các user agents không có khả năng hiển thị hình ảnh.
Thẻ alt mô tả hình ảnh nhằm cung cấp thông tin cho những người dùng vừa kể trên
như các bạn có thể quan sát qua hình minh họa bên cạnh.
Google đã
chính thức tuyên bố rằng máy tìm kiếm sẽ tập trung vào phân tích văn bản trong
thẻ alt để hiểu rõ hơn nội dung của tệp tin ảnh.
Title công cấp thông tin bổ sung (additional information) và tuân theo các chỉ dẫn về tiêu đề : phải ngắn gọn, miêu tả chính xác, hợp lý.
Qua các thông tim trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng:
* Cả hai thẻ
alt và title đề quan trọng đối với người dùng mặc dù thẻ alt có tỏ ra quan trọng
hơn đối với máy tìm kiếm.
* Theo chuẩn W3C thì
thẻ title không bắt buộc, trong khi đó thẻ alt được khuyến nghị. Thẻ alt còn
góp phần giúp tăng khả năng truy cập cho người dùng khiếm thị (accessibility)
bao gồm cả các máy tìm kiếm như đã nói ở trên.
* Hãy thêm các từ khóa
liên quan tới hình ảnh trong cả hai thẻ nhưng văn bản trong cả hai thẻ phải khác nhau. Việc nhồi
nhét từ khóa và trong thẻ alt và Title sẽ không mang lại lợi ích gì, hãy tìm
các từ khóa chính xác phản ảnh đúng nội dung hình ảnh. Nên bỏ thời gian ra tối
ưu hóa các thẻ hình ảnh vì nó sẽ mang lại cho các bạn lượng tìm kiếm hình ảnh từ
Google Images.
Thêm một điểm quan trọng các Webmaster cần lưu ý là khi sử dụng các banner cỡ lớn trong phần header, thì phần mô tả alt của banner đóng vai trò quan trọng góp phần giúp Google hiểu thêm nội dung của Website.
Thêm một điểm quan trọng các Webmaster cần lưu ý là khi sử dụng các banner cỡ lớn trong phần header, thì phần mô tả alt của banner đóng vai trò quan trọng góp phần giúp Google hiểu thêm nội dung của Website.
Hoài Nam
Nghề SEO hấp dẫn dân công nghệ thông tin
Ông Nguyễn Minh Quý - cho biết: "Hiện tại, những người làm web mới chỉ thực hiện các thông số kỹ thuật SEO cơ bản đối với trang web họ quản lý. Nhưng khi các site bắt đầu lớn mạnh và đem lại lợi nhuận sẽ rất cần một chuyên gia SEO giỏi để quản lý và phát triển web. Ở VN không có nhiều công ty chuyên SEO nên nghề này có nhiều "đất sống", ít có sự cạnh tranh".
Nghề SEO cũng là một nghề khá tự do, có thể "độc lập tác chiến" hay làm việc tại một công ty nhất định do có khá nhiều trang web cần tìm người làm SEO theo giờ.
Thuật ngữ SEO đã xuất hiện từ khá lâu trên thế giới, nhưng ở VN nó vẫn còn là lĩnh vực mới mẻ và chưa có trường lớp đào tạo SEO chuyên sâu về SEO. Vì vậy, những chuyên gia SEO được nhiều công ty SEO uy tín chào mời nhưng vẫn "hiếm có, khó tìm".
Nghề đa năng
Một chuyên gia IT đã ví SEO là "ông bầu của website" bởi chuyên viên SEO phải biết sử dụng những từ khóa hợp lý, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người sử dụng Internet. Những từ dân trong nghề gọi là "hot keyword" sẽ hấp dẫn nhiều người và tăng thứ hạng trang web lên đáng kể.
SEO không đơn giản chỉ cài đặt phần mềm là xong mà còn cần có những kiến thức nhất định về các ngành nghề liên quan như tài chính, ngân hàng, marketing...
"Những người làm SEO rất cần am hiểu về lập trình, thiết kế, quản trị. Bên cạnh đó, công việc tiếp xúc với nhiều trang web thuộc nhiều lĩnh vực đòi hỏi ở họ cả những kiến thức về kỹ thuật, mỹ thuật, thậm chí cả kỹ năng tiếp thị, giao tiếp xã hội".
Thực tế, một chuyên gia SEO phải mất hàng tháng, thậm chí hằng năm để đưa một trang web lên thứ hạng cao hay xây dựng được hàng nghìn liên kết cho trang đó. Nếu ngừng công cụ tối ưu hóa một thời gian, website sẽ tụt thứ hạng nhanh chóng. Vì vậy, một người làm SEO thành công cần có thời gian, kiên nhẫn và sự nỗ lực không ngừng.
Lao Động
Google sẽ phạt những website “SEO quá liều”
Với mục đích “tạo ra sân chơi công bằng” cho những website có nội dung tốt nhưng “không biết SEO”, Google đang âm thầm xây dựng một cơ chế “phạt” đối với những website áp dụng quá nhiều các thủ thuật SEO.
Phát biểu trong một cuộc tọa đàm với ông Danny Sullivan - tổng biên tập website Search Engine Land và giám đốc cấp cao marketing của Bing (Microsoft), chuyên gia về về SEO và chất lượng tìm kiếm, Matt Cutts của Google cho biết, cỗ máy tìm kiếm lớn nhất thế giới đang chuẩn bị áp dụng các hình thức phạt khác nhau đối với những website áp dụng quá nhiều các kỹ thuật, thủ thuật “tối ưu hóa nội dung cho bộ máy tìm kiếm - SEO” trong khoảng thời gian vài tháng qua.
Thời gian áp dụng cơ chế phạt này được Google dự kiến vào khoảng đầu tháng 4 tới hay muộn nhất cũng chỉ là “vài tuần nữa”. “Mục đích của chúng tôi và làm cân bằng lại cuộc chơi và tạo cho các website có nội dung tốt hơn có một thứ hạng cao hơn các website có nội dung kém nhưng hiện đang được “đẩy lên quá cao” nhờ áp dụng các kỹ thuật SEO”, chuyên gia Matt Cutts nói.
Cũng theo tiết lộ của Matt Cutts, Google đang tiến hành nâng cấp, cải thiện để đưa GoogleBot trở nên thông minh hơn, cung cấp các kết quả tìm kiếm liên quan chính xác hơn và phát hiện nhanh chóng các website “SEO quá liều” như: cố tình đưa quá nhiều từ khóa (keywords) vào trong trang, trao đổi quá nhiều liên kết...
Tuy nhiên, người phát ngôn của Google vẫn chưa có bình luận nào về vấn đề này.
SEO là chữ viết tắt của Search Engine Optimization (tối ưu hóa công cụ tìm kiếm). SEO là một tập hợp các phương pháp nhằm nâng cao thứ hạng của một website trong các trang kết quả của các công cụ tìm kiếm và có thể được coi là một chiến thuật tiếp thị qua công cụ tìm kiếm. Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiếm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của khách viếng thăm đến trang.
|
Nguồn: Infonet
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)